Bệnh gì Gây Ra Đau Buồng Trứng?

KIẾN THỨC SỨC KHỎE PHÁI ĐẸP 07-10-2021 by kingrose

Buồng trứng nằm ở hai bên của xương chậu, chịu trách nhiệm tạo ra trứng. Buồng trứng cũng đóng vai trò là nguồn cung cấp hormone estrogen và progesterone chính của cơ thể. Nhiều phụ nữ có thể cảm thấy đau ở buồng trứng trong khoảng thời gian liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đôi khi đau buồng trứng có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn. 

1. Đau khi rụng trứng

Một số phụ nữ bị đau buồng trứng khi rụng trứng đều đặn mỗi tháng. Quá trình rụng trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy bạn có thể cảm thấy đau nhất vào khoảng ngày thứ 14 hoặc lâu hơn, khi trứng rụng từ buồng trứng và vào ống dẫn trứng.

Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở một hoặc hai bên xương chậu. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Một số phụ nữ bị chảy máu hoặc tiết dịch trong thời kỳ rụng trứng. Những người khác có thể bị buồn nôn kèm theo đau. Cơn đau này thường biến mất sau một ngày.

Có nhiều lý thuyết khác nhau về lý do tại sao quá trình rụng trứng có thể gây đau. Một là do buồng trứng không có lỗ mở, trứng phải chui qua thành buồng trứng, điều này có thể gây đau. Một số bác sĩ cho rằng sự phình to của trứng trong buồng trứng ngay trước khi rụng trứng có thể gây ra cơn đau.

>>Xem thêm: Bí ẩn về trứng trong cơ thể phụ nữ

2. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những túi chứa đầy chất lỏng có thể hình thành trên bề mặt buồng trứng. Hầu hết các u nang không gây đau hoặc các triệu chứng khác. Ngay cả những u nang lớn cũng có thể không gây ra vấn đề gì trong thời gian dài.

Các triệu chứng có thể xảy ra như đau vùng chậu, đau ở lưng dưới và đùi. Bạn cũng có thể bị đau vùng chậu vào khoảng thời gian có kinh hoặc khi quan hệ tình dục.

Các triệu chứng khác bao gồm:

• Đau khi đi tiêu

Buồn nôn

• Nôn

• Ngực căng

• Đầy bụng 

• Căng tức bàng quang và đi tiểu thường xuyên

Các u nang buồng trứng có thể phát triển lớn và có nguy cơ bị vỡ. Các dấu hiệu cho thấy u nang đã vỡ đó là:

•  Đau bụng đột ngột và dữ dội

• Sốt

• Nôn 

Một số triệu chứng có thể xảy ra khác như:

• Da lạnh hoặc da sần sùi

• Thở nhanh

• Lâng lâng

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng đó, hãy đi khám ngay lập tức.

>>Xem thêm: Lợi ích của dầu hoa anh thảo đối với sức khỏe phụ nữ

3. Lạc nội mạc tử cung

Một nguyên nhân khác gây đau buồng trứng có thể là lạc nội mạc tử cung. Đó là khi các mô tương tự như nội mạc tử cung, nằm bên trong tử cung, sẽ phát triển bên ngoài tử cung và cũng bong ra khi tới kỳ kinh nguyệt.

Buồng trứng thường là một khu vực mà mô này phát triển cùng với bệnh lạc nội mạc tử cung, gây nên khó chịu và đau dữ dội. Các triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung bao gồm:

• Đau bụng khi chảy máu kinh nguyệt, quan hệ tình dục hoặc đi tiêu

• Chảy nhiều máu

• Mệt mỏi

• Tiêu chảy

Táo bón

• Buồn nôn

Mức độ đau không thể hiện mức độ của lạc nội mạc tử cung. Ví dụ, bạn có thể đau dữ dội nhưng chỉ bị lạc nội mạc tử cung nhẹ.

4. Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. PID phổ biến nhất ở phụ nữ từ 15 đến 25 tuổi.

PID có thể có hoặc không có triệu chứng. Các triệu chứng cũng có thể nhẹ hoặc nhầm lẫn với các bệnh như viêm ruột thừa  chửa ngoài tử cung hoặc u nang buồng trứng.

PID có thể gây ra:

• Đau ở vùng xương chậu

• Nóng rát khi đi tiểu

• Buồn nôn

• Nôn 

• Chảy máu bất thường

• Thay đổi tiết dịch âm đạo

• Đau khi giao hợp

• Sốt

• Ớn lạnh

5. Cơn đau do vấn đề khác

Buồng trứng nằm gần nhiều cơ quan và bộ phận khác trên cơ thể. Do đó, bạn có thể bị đau vùng chậu và buồng trứng do các bệnh lý khác. Ví dụ như:

Đau ruột thừa: Cơn đau sẽ ở gần rốn hoặc ở bụng phải. Dấu hiệu nhận thấy có thể gồm chán ăn, táo bón hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, như sốt, ớn lạnh và nôn mửa.

Táo bón: đó là khi đi tiêu ít hơn ba lần trong tuần trước, phân cứng, đau khi đi cầu và cảm giác chưa thể đại tiện ra hết.

Sỏi thận: Cơn đau có thể dữ dội và tập trung vào bên hông và lưng, gần xương sườn. Bạn cũng có thể bị tiểu ra máu, đau từng cơn kèm theo sốt hoặc ớn lạnh.

Mang thai: Nếu bị trễ kinh, bạn có thể mang thai, khi đó sẽ có một số dấu hiệu như căng tức ngực, buồn nôn và nôn hoặc mệt mỏi. Mang thai ngoài tử cung có thể đi kèm những cơn đau dữ dội, đau ở vai hoặc cảm thấy lâng lâng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu cơn đau ở giữa xương chậu nhiều hơn, bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiếp niệu cũng có thể gây đi tiểu thường xuyên, cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc nước tiểu đục.

6. Hội chứng buồng trứng còn sót lại

Nếu bạn vừa mới phẫu thuật buồng trứng, bạn có thể hỏi bác sĩ về hội chứng buồng trứng sót lại (ORS). Sau khi cắt bỏ buồng trứng, có thể còn sót lại mô vì một số lý do như chảy máu trong khi phẫu thuật, dính, các biến thể giải phẫu, thậm chí kỹ thuật kém.

Đau vùng chậu là triệu chứng phổ biến nhất với ORS. Bạn cũng có thể cảm thấy một khối ở vùng chậu hoặc không xuất hiện các triệu chứng mãn kinh như mong đợi sau khi cắt bỏ vòi trứng. Một số phụ nữ có các triệu chứng tương tự như bệnh lạc nội mạc tử cung. Dù vậy, hầu hết phụ nữ sẽ gặp một số loại triệu chứng trong vòng năm năm đầu tiên sau khi phẫu thuật.

7. Ung thư buồng trứng

Bạn có thể lo lắng rằng bạn bị đau buồng trứng có nghĩa là bạn bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên ung thư buồng trứng tương đối hiếm gặp. Tỷ lệ xuất hiện khoảng 11/100.000 phụ nữ. Độ tuổi trung bình của phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng là 63 tuổi.

Nếu phát hiện sớm, có thể sẽ chữa trị được. Giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng. Ngay cả khi ung thư giai đoạn muộn có thể không xuất hiện nhiều triệu chứng, hoặc bạn có thể nhầm lẫn chúng với các tình trạng ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như táo bón.

Các triệu chứng có thể có của ung thư buồng trứng bao gồm:

• Đầy hơi hoặc sưng trong bụng 

• Nhanh no

• Giảm cân

• Đau trong xương chậu của bạn

• Thay đổi thói quen đi tiêu

• Đi tiểu thường xuyên

Các yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh, dùng một số loại thuốc và có một số đột biến gen nhất định. 

Khi nào nên đi khám?

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy đau buồng trứng cùng với các triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, chảy máu hoặc nôn thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/womens-health/ovary-pain#ovarian-cysts


 

(0) Bình luận “Vấn Đề gì gây ra đau buồng trứng?”

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *